Béo phì không chỉ làm mất thẩm mỹ về mặt ngoại hình, ảnh hưởng đến vận động sinh hoạt mà còn là “cánh cửa” dẫn đến nhiều bệnh tật nguy hiểm khác. Béo phì dẫn đến bệnh rối loạn nội tiết, nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục như thế nào? Mời các bạn cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vì sao béo phì gây ra rối loạn nội tiết tố?
Béo phì làm rối loạn nội tiết do 2 nguyên nhân chính:
- Sự hiện diện của các lớp chất béo dư thừa ở trong cơ thể làm một tuyến nội tiết nào đó sản sinh quá ít nội tiết tố gây mất cân bằng hormone
- Sự phát triển của các tổn thương ở trong hệ thống nội tiết
Triệu chứng bệnh rối loạn nội tiết tố
- Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, buồn chán, bồn chồn, lo lắng, thất vọng và đôi khi có những suy nghĩ tiêu cực.
- Sự căng thẳng về tâm lý, stress kéo dài và không rõ nguyên nhân.
- Da nhiều mụn: sự mất cân bằng ở nội tiết tố làm da tiết nhiều dầu, bã nhờn dẫn đến làm tắc lỗ các chân lông gây ra mụn.
- Giảm ham muốn tình dục ở cả nam giới và nữ giới.
- Ở nam giới, rối loạn nội tiết tố biểu hiện ở tình trạng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, trầm cảm, mãn dục sớm, mức độ tập trung kém, cơ bắp bị nhão, lông tay và lông chân thưa thớt,…
- Ở nữ giới, khi bị rối loạn nội tiết thường xuất hiện những biểu hiện như rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục, tăng nguy cơ hiếm muộn, huyết áp tăng bất thường, rậm lông, liên tục mắc các bệnh phụ khoa,..
Triệu chứng bệnh rối loạn nội tiết tố
Khi tình trạng rối loạn nội tiết xảy ra sẽ dẫn đến cơ thể bị rất nhiều bệnh lý
Rối loạn lipid máu, bệnh đái tháo đường là tình trạng của rối loạn nội tiết tố phổ biến nhất trên lâm sàng hiện nay.
Suy thượng thận hay còn được gọi là bệnh Addison, biểu hiện khi bệnh nhân bị suy thượng thận bao gồm mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn và nôn, chán ăn, sụt cân, đau bụng, thèm muối, sắc tố ở da và niêm mạc, hạ huyết áp (đặc biệt là khi đứng dậy), và đôi khi bị hạ đường huyết.
Hội chứng Cushing: rất hiếm gặp, các triệu chứng của hội chứng Cushing bao gồm biểu hiện béo phì thân trên, mặt tròn, có xuất hiện mỡ quanh vùng cổ và cánh tay, những cẳng chân thì lại có dấu hiệu gầy. Hội chứng này nếu xảy ra ở trẻ em thì thường hay có xu hướng mắc béo phì và chậm phát triển.
Bệnh khổng lồ (acromegaly) và những vấn đề rối loạn nội tiết tố tăng trưởng khác: Bệnh lý này xảy ra là do sự tăng quá mức lượng hormone khi còn nhỏ, phần lớn thể hiện qua chiều cao và kích thước cơ thể ở trẻ.
Cường giáp: Là bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormone ở tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxin), các triệu chứng thường gặp khi bị cường giáp đó là tim đập nhanh, gầy sút cân, hồi hộp đánh trống ngực, bướu cổ…
Suy giáp: Là tình trạng chức năng của tuyến giáp bị suy giảm, tuyến giáp sản xuất hormon quá ít so với nhu cầu cần thiết ở cơ thể, do đó dẫn đến tổn thương các mô, cơ quan và có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Triệu chứng thường gặp của suy giáp đó là mệt mỏi, suy giảm sức khỏe.
Rối loạn nội tiết có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác
Hội chứng buồng trứng đa nang: Xảy ra khi ở buồng trứng có nhiều nang nhỏ, nó liên quan đến độ mất cân bằng hormone và kháng insulin, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Dậy thì sớm: Là tình trạng dậy thì quá sớm của các trẻ, nguyên nhân là do các tuyến “báo động giả” khiến nội tiết tố tình dục giải phóng sớm.
Các biện pháp để điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố
Cân bằng chế độ ăn uống hằng ngày là một cách hợp lý:
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày, lượng nước cần thiết cho một người khỏe mạnh đó là 1,5 – 2 lít nước lọc, có thể thay thế nước lọc bằng những loại nước ép rau quả tươi.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cân bằng sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể bằng cách bổ sung những thực phẩm cần thiết như đậu nành, cà rốt, khoai tây, rau diếp, bông cải xanh,…
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như là dầu ô liu, dầu cải, dầu lạc, quả bơ,…
- Bổ sung các các axit béo ở trong cơ thể một cách hợp lý như Omega – 3, Omega – 6 bằng cách tìm kiếm các thực phẩm từ cá thu, dầu bắp cá hồi, đậu nành,…
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày là cách giúp cho cơ thể tăng cường sức khỏe, giảm viêm, giảm căng thẳng, hỗ trợ cho giấc ngủ và điều hòa chuyển hóa trong cơ thể. Tuy nhiên không nên luyện tập thể dục quá sức có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh.
Tập thể dục giúp cân bằng tình trạng rối loạn nội tiết
Ngủ đủ giấc và giảm stress cũng là một yếu tố rất cần thiết giúp cần bằng nội tiết tố trong cơ thể, mỗi đêm cần ngủ đủ từ 7-8 tiếng.
Rối loạn nội tiết tố là tình trạng thường hay bắt gặp ở phụ nữ. Nếu như mà biết điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt lành mạnh và kết hợp với các biện pháp điều trị thì tình trạng mắc bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện, và bạn cũng sẽ nhanh chóng lấy lại được sự cân bằng cho cơ thể. Tuvangiamcan.net chúc bạn luôn giữ được sức khỏe ổn định và cân nặng đúng chuẩn.