Béo phì luôn là một vấn đề rất nan giải đối với ngành Y học, căn bệnh mãn tính này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của người bệnh mà còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của tim, bởi vì béo phì và tim mạch có một mối quan hệ rất mật thiết. Vậy béo phì và các bệnh lý về tim mạch có mối quan hệ thế nào?
Béo phì là gì?
Béo phì đó là một căn bệnh mãn tính, xảy ra do sự gia tăng quá mức chất béo ở trong cơ thể, làm thúc đẩy và gây ra rối loạn chức năng mô mỡ.
Hiện nay, tỷ lệ béo phì đang càng ngày càng gia tăng, nhất là ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến vóc dáng, gây ra sự tự ti cho người bệnh mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khác như bệnh tiểu đường, cao huyết áp và đặc biệt đó là bệnh tim mạch.
Theo các nhà nghiên cứu đã cho biết, những người mắc bị bệnh béo phì thường có chỉ số BMI vượt quá 30. Thêm vào đó, những người ở độ tuổi từ 40 đến 59 bị béo phì sẽ có khả năng mắc những bệnh về tim mạch cao hơn nhiều so với những người có cân nặng ở mức bình thường.
Béo phì có thể dẫn đến các bệnh lý về tim mạch
Mối liên quan giữa béo phì và các bệnh lý về tim mạch
Thực tế là bệnh béo phì và tim mạch có một mối liên hệ rất mật thiết, chúng tương quan và gây ra nhiều căn bệnh cho con người. Cụ thể như sau:
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Béo phì liên quan đến việc tăng cao nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa và bệnh tim mạch. Theo Harold Bays, FACC, MD cho biết sự gia tăng quá mức các chất béo ở trong cơ thể làm mở rộng tâm nhĩ, tâm thất và xơ vữa động mạch, chúng góp phần trực tiếp gây ra căn bệnh tim mạch. Hơn nữa, việc tăng mỡ cơ thể một cách gián tiếp thông qua sự thúc đẩy chứng ngưng thở trong khi ngủ, bệnh huyết khối, khởi phát hoặc là làm xấu đi các bệnh về chuyển hóa là các yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh tim mạch, bao gồm tiểu đường loại 2, rối loạn lipid máu, huyết áp cao và hội chứng chuyển hóa.
Béo phì liên quan đến tình trạng viêm trong bệnh lý tim mạch
Béo phì thúc đẩy đến nguy cơ viêm hệ thống, và ngược lại là tình trạng viêm có thể thúc đẩy quá trình tạo mỡ cho cơ thể. Tình trạng viêm hệ thống mãn tính, cùng với đó là sự tích tụ của mô mỡ thượng vị thường được tìm thấy ở những người mắc bệnh béo phì. Điều này làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, trong đó các lipoprotein bị xơ vữa ở trong tuần hoàn vướng vào tiểu khung và tạo ra phản ứng viêm, thúc đẩy và hình thành nên các mảng bám. Khi các mảng bám trên thành mạch vỡ ra sẽ dẫn tới các cơn đau tim không kiểm soát được.
Béo phì làm suy giảm chức năng của tim
Theo Hiệp hội tim mạch ở Hoa Kỳ cho biết, những người bị béo phì thường có nguy cơ cao là bị suy tim, đột quỵ hoặc mắc phải một số bệnh về tim mạch khác. Điều này bắt nguồn từ sự phát triển rung nhĩ do bị béo phì, khiến cho tim bị loạn nhịp và dần dần hình thành nên các cục máu đông.
Suy giảm chức năng tim là một trong các bệnh lý về tim mạch
Béo phì khiến tim phải hoạt động nhiều hơn
Khi cơ thể bị béo phì sẽ khiến cho tim của bạn phải hoạt động nhiều hơn và căng thẳng hơn. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn tới suy tim.
Béo phì thường tồn tại ở hai dạng:
- Đối với nam giới: mỡ thừa thường được tập trung ở bụng (gọi là bụng bia)
- Đối với nữ giới: mỡ thừa thường tích lũy nhiều ở vùng mông và đùi.
Các chuyên gia tim mạch thường khuyến cáo rằng: nam giới nên để vòng eo ở dưới 90% vòng mông, và nữ giới nên duy trì ở mức là dưới 80%. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng béo phì của mình để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Làm cách nào để giảm béo hạn chế được các bệnh lý về tim mạch
Thường xuyên tập thể dục: Bạn nên dành ra khoảng 30 phút vào mỗi ngày để thực hiện những bài tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Những bài tập này bao gồm chạy bộ, đạp xe, bơi, aerobic …Chúng đặc biệt hiệu quả ở trong việc đốt cháy lượng mỡ thừa của cơ thể, tăng khối lượng cơ bắp, giúp cho bạn lấy lại một vóc dáng cân đối và bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh.
Tập thể dục mỗi ngày giúp hạn chế các bệnh lý về tim mạch
Giảm cân: tuân thủ nghiêm ngặt theo một chế độ ăn kiêng hợp lý đã được bác sĩ hướng dẫn cụ thể, chẳng hạn như ăn thật nhiều rau xanh và hoa quả tươi, bổ sung thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại thực phẩm từ cá, thịt, các loại đậu, sữa ít béo,…Đặc biệt, người bệnh nên hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm có chứa lượng đường cao hoặc những món chiên rán, đã qua chế biến.
Có thể thấy là phần lớn nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý về tim mạch mà tuvangiamcan.net đưa ra trên đây đều thuộc về nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Do đó, để duy trì một trái tim khỏe mạnh ngay từ hôm nay, bạn hãy thực hiện chế độ ăn uống và lối sống thật lành mạnh để duy trì trái tim khỏe mạnh nhé.