Vì sao béo phì dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa?

benh-beo-phi-lien-quan-den-tieu-hoa

Hiện tại trên thế giới đang có 3 căn bệnh “đại dịch” luôn đi kèm với nhau đó là tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư. Gần đây, một căn bệnh được xem là “đại dịch” thứ 4 đó chính là bệnh béo phì. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cho tất cả các câu hỏi liên quan đến bệnh béo phì như: Nguyên nhân của bệnh béo phì? Tác hại bệnh béo phì gây ra? Và béo phì có mối quan hệ gì với các bệnh về đường tiêu hóa?

Béo phì vì sao, ai dễ bị?

Thừa cân béo phì có thể xảy ra đối với bất kỳ ai. Dấu hiệu dễ nhận thấy của béo phì đó là gia tăng trọng lượng và tích tụ mỡ khắp cơ thể, đặc biệt tại vùng eo, bụng, đùi… Nguyên nhân chính dẫn đến béo phì là do mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Các chất dinh dưỡng được cung cấp quá nhiều mà sự tiêu hao thì lại quá ít dẫn đến tình trạng tích lũy mỡ.

Người có nguy dễ bị thừa cân béo phì bao gồm: người có thói quen hay dùng thức ăn nhanh, thức ăn giàu năng lượng, ăn nhiều chất béo, ăn ít rau, uống nhiều nước ngọt, rượu bia, người sống tĩnh tại, tuổi trung niên, phụ nữ sau khi sinh, trong gia đình đã có nhiều người bị béo phì, dân cư đô thị. 

benh-beo-phi-lien-quan-den-tieu-hoa-1

Đối tượng dễ bị béo phì là ai?

Môi trường làm việc tại văn phòng tĩnh tại, ít vận động hoặc lười tập luyện cũng là nguyên nhân gây béo phì. Những người thường xuyên hoạt động thể lực thường ăn thức ăn giàu năng lượng, khi họ thay đổi lối sống, hoạt động giảm đi nhưng vẫn còn giữ thói quen ăn nhiều cho nên bị béo phì…

Béo phì là nguyên nhân chính của các bệnh về đường tiêu hóa

Béo phì làm cho cơ thể mất cân đối, nặng nề, chậm chạp… Hậu quả của béo phì đó là sức khỏe kém, năng suất lao động giảm và chất lượng cuộc sống không được thoải mái. Cùng với việc làm mất vẻ thẩm mỹ, người bị tăng cân và đang gặp tình trạng thừa cân béo phì sẽ lại có tỷ lệ bệnh tật cao hơn ở người bình thường, đặc biệt là các bệnh mãn tính không lây nguy hiểm.

Người bị bệnh béo phì dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa: Do bệnh béo phì sẽ làm cho lượng mỡ dư bám vào các quai ruột gây táo bón, nên dễ sinh ra bệnh trĩ. Sự ứ đọng phân và chất thải độc hại sinh ra trong quá trình chuyển hóa dễ sinh ra bệnh ung thư đại tràng. Lượng mỡ thừa tích tụ ở gan gây bệnh gan nhiễm mỡ nếu không điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến bệnh xơ gan… Rối loạn chuyển hóa mỡ dễ sinh ra sỏi mật.

benh-beo-phi-lien-quan-den-tieu-hoa

Béo phì gây ra các bệnh về đường tiêu hóa

Điều trị bệnh béo phì đơn giản tại nhà

Chiến lược để giảm cân và duy trì cân nặng bao gồm: ăn kiêng, hoạt động luyện tập thể lực đều đặn, thay đổi lối sống và hành vi, sử dụng thuốc giảm cân và cũng có thể là phẫu thuật nếu cần. Mục tiêu đầu tiên là ít nhất là phải ngăn ngừa tăng cân, tiếp theo đó mới tính đến giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể thời gian dài, càng lâu càng tốt.

Hiện nay, giảm cân được khuyến cáo cho các bệnh nhân có BMI từ 25 kg/m2 trở lên hoặc là có chu vi vòng eo cao (với người gốc châu Á – Thái Bình Dương là 23kg/m2). Mục tiêu điều trị phải giảm được 10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng, với tốc độ 0.5-1kg/tuần (2-4 kg mỗi tháng). Không nên nôn nóng, giảm cân quá nhanh vì sẽ gây nhiều tác động bất lợi với cơ thể.

Chế độ ăn kiêng: Bệnh nhân béo phì được khuyên nên cắt giảm từ 500-1000 kcal/ngày so với chế độ ăn thường ngày của họ. Tổng năng lượng nạp vào cơ thể trong 1 ngày ở nữ giới là 1000-1200 kcal và ở nam giới 1200-1600 kcal là thích hợp để giảm cân. Chế độ ăn quá ít calories (< 800kcal/ngày) không giúp chứng minh được hiệu quả giảm cân tốt hơn mà còn có thể gây các tác động không tốt cho cơ thể. Tổng năng lượng nạp vào cơ thể hàng ngày có thể được linh động và tùy theo thể trạng bắt đầu điều trị của mỗi người, có thể cân nhắc mức năng lượng cao hơn nếu như mức năng lượng thấp như trên là quá khó áp dụng cho bệnh nhân.

benh-beo-phi-lien-quan-den-tieu-hoa-2

Giảm cân sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Hoạt động thể lực giúp làm tăng tiêu hao năng lượng và cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhiều hơn là so với giảm cân bằng chế độ ăn đơn kiêng thuần. Hoạt động thể lực nên được tăng dần dần, mục tiêu đảm bảo ít nhất là 150 phút trở lên hoạt động thể lực cường độ vừa phải trong tuần. Các chiến lược của hành vi bao gồm quản lý stress và hỗ trợ xã hội có thể hiệp đồng với lợi ích với phương pháp ăn kiêng và hoạt động thể lực.

Chắc hẳn với những thông tin đã nêu trên đây của tuvangiamcan.net, bạn đã biết béo phì dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa như thế nào rồi. Vậy để ngăn chặn sự tăng cân, béo phì, bạn nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống hợp lý nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *