Bạn có biết béo phì có thể dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ không?

Béo phì là một bệnh lý ngày càng phổ biến ở nước ta hiện nay. Nhiều người nghĩ rằng béo thì chỉ gây mất thẩm mỹ về ngoại hình, nhưng trên thực tế nó còn nghiêm trọng hơn nhiều. Bạn có biết béo phì gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ không. Theo dõi bài viết  dưới đây sẽ khiến cho bạn quan tâm hơn đến cân nặng của mình đấy nhé!.

Nguyên nhân của hội chứng ngưng thở khi ngủ

PGS.TS Lê Thị Tuyết Lan chức vụ Chủ tịch Hội hô hấp TP HCM cho biết tại buổi lễ ký kết về nghiên cứu rối loạn giấc ngủ giữa trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP HCM  với Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng CHAC) ngày 10/8. Khoảng 50% trường hợp mắc triệu chứng ngưng thở là người có thể trạng béo phì. Đa số các bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên.

benh-beo-phi-lien-quan-trieu-trung-ngung-tho

Nguyên nhân của hội chứng ngưng thở khi ngủ

Những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, các thành phần mô mềm như lưỡi, sụn của vùng hầu họng bị tụt vào bên trong đường thở, kích thước của đường hô hấp trên bị giảm bởi sự phì đại quá mức của mô mềm bao xung quanh. Đường hô hấp trên bị xẹp một phần hoặc là hoàn toàn gây tắc nghẽn lưu lượng khí, kết hợp với giảm tín hiệu thần kinh dẫn đến các cơ hô hấp trong lúc ngủ và do đó gây ra ngưng thở.

Tác hại của hội chứng ngưng thở khi ngủ

Những người mà mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ thường không mấy quan tâm thậm chí còn không biết sự tồn tại của căn bệnh này. Thông thường những bệnh nhân chỉ tìm đến bác sĩ do cơ thể đã phát sinh nhiều bệnh mãn tính và sức khỏe bị suy giảm đi nhiều.

Một số tác hại mà bệnh nhân ngưng thở trong khi ngủ thường gặp phải như sau:

  • Ảnh hưởng đầu tiên mà tất cả các bệnh nhân đều gặp phải đó là thiếu ngủ hoặc mất ngủ.
  • Sức khỏe về thể chất và sức khỏe tinh thần đều bị ảnh hưởng.
  • Bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường có nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính như: huyết áp, bệnh tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, đau đầu, rối loạn lo âu, trầm cảm,…
  • Do ảnh hưởng đến giấc ngủ nên bệnh lý gây khá nhiều nguy hiểm cho người bệnh như nguy cơ mất việc do không thể nào tập trung và xử lý tốt công việc, nguy cơ xảy ra tai nạn tại nơi làm việc sẽ cao hơn, số người bị tai nạn xe cũng dần tăng lên đáng kể.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngủ ngáy

Người mắc chứng ngưng thở biểu hiện thường xuyên ngáy khi ngủ. Tiếng ngáy kèm theo tiếng khịt mũi, thở gấp, nghe như bị nghẹt thở. Người bệnh sẽ có cảm giác ngộp, giật mình tỉnh giấc, đôi khi ngưng thở khi ngực và bụng không cùng nhấp nhô theo nhịp.

Mệt mỏi cả ngày

Người bị ngưng thở khi ngủ thường bị mệt mỏi, khó tập trung trong công việc, suy giảm trí nhớ, tính tình thay đổi và dễ cáu gắt. 

benh-beo-phi-lien-quan-trieu-trung-ngung-tho-1

Dấu hiệu nhận biết hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

Buồn ngủ vào ban ngày

Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Buồn ngủ ban ngày làm chất lượng công việc bị giảm sút, dễ gây tai nạn giao thông và tai nạn lao động…

Đau đầu khi thức dậy

Thường xuyên cảm thấy đau đầu mỗi buổi sáng thức dậy có thể do hội chứng ngưng thở khi ngủ gây ra. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ oxy ở não trong đêm.

Cách chữa bệnh ngưng thở khi ngủ?

Việc điều trị này áp dụng chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Các bệnh nhân thường sẽ được đo điện đồ để ghi lại hoạt động não, kiểm tra một số các yếu tố khác có liên quan. Sau đó bệnh nhân ngưng thở khi ngủ sẽ được khuyên áp dụng một số phương pháp điều trị tự thân (không can thiệp y học) như sau:

  • Giảm cân: việc giảm cân không chỉ quan trọng đối với hội chứng ngưng thở khi ngủ mà còn với các bệnh lý khác như là rối loạn chuyển hóa, mỡ máu, huyết áp… Còn các trường hợp có kèm theo bất thường về giải phẫu như là bất thường hàm mặt, lưỡi gà rủ quá thấp…cần có sự  can thiệp về chuyên khoa.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên để giúp cải thiện sức khỏe tổng quát. Hít thở  trong khi luyện tập giúp đường thở được mở rộng và thông thoáng hơn
  • Không được sử dụng rượu, bia và thuốc lá
  • Gối ngủ: Thay đổi gối ngủ với một độ cao vừa phải, không được nằm nệm quá cao sẽ gây tắc nghẽn đường thở. Một chiếc gối êm ái sẽ giúp cho bạn ngủ ngon hơn.
  • Tư thế nằm: Các bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ thường được khuyên nên nằm nghiêng sang trái hoặc là sang phải thay vì nằm ngửa.
  • Việc điều trị nói trên sẽ giúp cải thiện được đáng kể hơi thở của bệnh nhân. Đối với những tình trạng mà bệnh nặng hơn, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị Y học hiện đại hơn.

benh-beo-phi-lien-quan-trieu-trung-ngung-tho-2

Chữa hội chứng ngưng thở khi ngủ bằng cách nào?

Béo phì gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ được tuvangiamcan.net giải đáp qua những thông tin hữu ích như trên. Để bảo vệ sức khỏe cho mình và cho những người thân yêu, đừng quên thực hiện tốt chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh ngay từ hôm nay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *