Béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường

beo-phi-gay-ra-benh-xuong-khop-1

Vì sao người béo phì thường có nguy cơ bị bệnh tiểu đường? Đái tháo đường đang trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu, căn bệnh này không chỉ là mối quan tâm của người dân ở những nước phát triển mà ngay ở những nước đang còn nghèo như nước ta thì tỷ lệ mắc bệnh cũng ngày một gia tăng. Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiểu đường chính là bệnh béo phì.

Tác hại của bệnh béo phì ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe

Rất nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh béo phì là dấu hiệu cho những nguy cơ tiềm ẩn của nhiều bệnh lý. Khoa học đã chứng minh béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm về tim mạch, về các rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng, về hô hấp và xương khớp, dây thần kinh thị giác, và một số bệnh lý ung thư,…

Đối với tim mạch, béo phì sẽ gây ra: Tăng huyết áp, suy tim và suy tĩnh mạch. Với biến chứng về chuyển hóa dinh dưỡng, béo phì gây nên nhiều bệnh lý khác như: Mỡ trong máu cao, bệnh Gout, bệnh tiểu đường …..

Béo phì gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và xương khớp. Người bệnh béo phì thường xuyên cảm thấy khó thở khi ngủ, hô hấp hạn chế do mỡ tích tụ khiến cho lồng ngực khó chuyển động trong quá trình hô hấp. Xương sống được coi là cột trụ giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Khi trọng lượng cơ thể càng cao, áp lực tác động lên cột sống và đĩa đệm càng lớn. Vì vậy, khi mắc bệnh béo phì lâu ngày, có thể sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến cột sống, gây thoái hóa cột sống, đĩa đệm. Thậm chí, nguy cơ làm gãy xương cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi hệ thống xương khớp không đủ sức làm đúng chức năng của nó.

beo-phi-gay-ra-benh-xuong-khop

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây bệnh xương khớp ( Nguồn ảnh tham khảo )

Khi mắc bệnh béo phì, lượng đường trong máu sẽ tăng rất cao, từ đó khiến cho đồng tử bị giãn và các dây thần kinh thị giác cũng bị ảnh hưởng, khiến thị lực bị suy giảm. Khi bị béo phì cũng gây hại đến các dây thần kinh và các mạch máu, vì vậy người bị béo phì thường dễ bị tê tay và chân hơn người bình thường.

Vấn đề về béo phì gây ra bệnh tiểu đường như thế nào?

Sau khi ăn, một lượng đường khá lớn từ thức ăn sẽ được hấp thu vào trong máu. Nhờ có insulin đường mới có thể đi vào trong tế bào và duy trì trong một phạm vi an toàn. Sự trao đổi chất diễn ra ở trong tế bào để chuyển hóa đường thành năng lượng. Tuy nhiên, cơ chế vận chuyển và chuyển hóa glucose ở những người béo phì có rất nhiều hạn chế do:

  • Số lượng insulin thụ thể ở trên màng tế bào và chức năng của từng thụ thể đơn lẻ bị giảm sút;
  • Những thụ thể sau khi được insulin kích hoạt, chức năng truyền tín hiệu vào sâu bên trong mỗi tế bào bị tổn thương;
  • Số lượng  các phân tử vận chuyển glucose giảm;
  • Chức năng của gan chuyển hóa glucose thành đường nguyên chất để tồn trữ lại không được bảo đảm gây ra sự gia tăng glucose bất thường trong gan.

Với những nguyên nhân được nêu như trên, chất đề kháng insulin được sản sinh ra, lượng glucose trong máu sẽ rất khó chuyển vào tế bào, đây chính là hiện tượng đề kháng insulin. Hiệu quả hoạt động của insulin càng ngày càng kém đi dẫn đến sự hoạt động quá sức của tụy để đảm bảo đủ insulin cho cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân gây suy giảm chứng năng của tuyến tụy, insulin sản xuất không đủ đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể và bệnh tiểu đường xuất hiện.

beo-phi-gay-ra-benh-xuong-khop-1

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Lời khuyên giảm cân hiệu quả cho người bị bệnh tiểu đường

Chuẩn bị tâm lý

Bác sĩ dinh dưỡng người phụ trách chương trình NBC’s The Biggest Loser, giám đốc phụ trách tập luyện cho những người bị bệnh tiểu đường tại Trung tâm y tế Đại học Tufts, Hoa Kỳ cho biết: “Giảm cân giống như là chạy marathon hơn là chạy nước rút. Nếu bệnh nhân mà không sẵn sàng về tâm lý trước khi bắt đầu giảm cân, bất cứ điều gì cũng có thể khiến bệnh nhân bị nhụt chí.”

Để giúp duy trì động lực giảm cân bệnh nhân cần phải  xác định rõ ràng tầm quan trọng của việc này ngay từ đầu và kiên trì thực hiện chúng theo đúng kế hoạch.

Không ăn quá nhiều

Các chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm thực hành dinh dưỡng ở New York khuyến cáo bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên giảm khẩu phần ăn xuống ít hơn so với bình thường.

Bước đầu tiên là hoạt động thể chất từ 15 phút mỗi ngày và bỏ thói quen ăn vặt sau bữa tối, đồng thời nên ăn chia ra làm nhiễu bữa, mỗi bữa với lượng calo nạp vào ít.

Theo dõi thói quen ăn uống

Theo dõi tất cả những thứ  mà mình đã ăn trong ít nhất là 1 tuần là cách tốt nhất để xác định được những thay đổi cần thực hiện trong chế độ ăn.

Bệnh nhân tiểu đường đang trong quá trình giảm cân thì nên tạo cho mình một nhật ký ăn uống, chẳng hạn như  là sổ tay hay điện thoại ghi lại những thực phẩm đã ăn, và nếu cẩn thận hơn thì có thể quy đổi chúng ra calo để dễ điều chỉnh nếu thấy chưa thực sự hợp lý.

beo-phi-gay-ra-benh-xuong-khop-2

Thói quen ăn uống là một trong những nguy cơ gây bệnh tiểu đường

Quản lý cảm xúc

Nhiều người thường hay có xu hướng ăn quá nhiều khi cảm thấy lo lắng. Căng thẳng cũng là một trong các nguyên nhân làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể.

Vì vậy đừng để cho những cảm xúc tiêu cực chi phối bạn, hãy tự tìm niềm vui cho bản thân mình bằng nhiều cách khác nhau như: đọc những cuốn sách yêu thích, trò chuyện cùng với bạn bè, người thân, tham gia các câu lạc bộ phù hợp,…

Hãy luôn tự kiểm soát cân nặng của mình bằng các chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục đều đặn và đừng bao giờ để cho trọng lượng cơ thể vượt quá chuẩn. Bên cạnh đó, những người béo phì cũng cần phải kiểm tra lượng đường huyết của mình thường xuyên để tránh bị bệnh tiểu đường nhé! Tuvangiamcan.net chúc bạn luôn giữ được sức khỏe và vóc dáng hoàn hảo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *